Luật quy hoạch đô thị mới nhất – quy định và điểm nổi bật
Cùng tìm hiểu thông tin bài viết để hiểu về luật quy hoạch đô thị mới nhất trên các phương diện từ nội dung, quy định, những điểm nổi bật và vấn đề cần lưu ý.
Khái niệm quy hoạch đô thị
Theo Điều 3 của luật quy hoạch đô thị được hiểu như sau:
– Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
– Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
– Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung.
– Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Luật quy hoạch đô thị mới nhất
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 29/2009/2009, Quốc Hội đã ban hành luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12. Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12 gồm 6 chương và 76 điều quy định nội dung chính như sau:
- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh hoạt động quy hoạch đô thị
- Tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị
- Quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị phê duyệt.
Bên cạnh đó, Chính Phủ, các bộ có liên quan còn ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết về công tác quy hoạch đô thị như:
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
- Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị –
Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
Những điểm cần lưu ý về luật quy hoạch đô thị mới nhất
Ngoài những thay đổi về nội dung, luật quy hoạch đô thị mới nhất còn chỉnh sửa đến nhiều khía cạnh liên quan, cụ thể như sau:
Pháp luật công khai quy hoạch, nghiêm cấm hành vi từ chối cung cấp thông tin
Với cập nhật mới nhất, luật quy hoạch 2021 sẽ tuyệt đối nghiêm cấm những hành vi từ chối, che đậy những thông tin về quy hoạch.
Cơ quan chức năng cần công khai minh bạch về tin tức, nội dung luật quy định để đảm bảo tối đa quyền lợi và hạn chế những tiêu cực.
Cụ thể sẽ xử lý pháp lý và hình sự đối với những trường hợp sau:
- Không công bố, cố tình công bố chậm, không đầy đủ các thông tin quy hoạch từ nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Cố ý đưa ra quy hoạch sai quy định
- Làm sai lệch tài liệu, hồ sơ quy hoạch đã được ban bố,…
- Đặc biệt sẽ xử lý những hành vi cản trở ý kiến của cá nhân, cơ quan tổ chức phát hiện, tố cáo những sai phạm trong luật quy hoạch.
Nguyên tắc kế thừa khi quy hoạch đô thị
Luật quy hoạch mới nhất đã xác định những nguyên tắc kế thừa như sau:
- Cần đảm bảo sự tuân thủ, kế thừa và tính ổn định trong nội dung và quy tắc trong quy hoạch đô thị.
- Đồng bộ toàn bộ kế hoạch, chiến lược quy hoạch của quốc gia với vùng, tỉnh, khu đô thị, nông thôn
- Nội dung quy hoạch cần đảm bảo tính công khai và đảm bảo lợi ích chung của quốc gia và nhân dân
- Tuân thủ nguyên tắc độc lập của cơ quan lập và hội đồng thẩm định quy hoạch
Cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến về quy hoạch
Trích điều 19 từ bộ luật quy hoạch 2021, trước khi lập quy hoạch cơ quan cần phải lấy ý kiến từ tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan, chịu sự tác động từ luật quy hoạch mới:
- Đối với cơ quan lập quy hoạch quốc gia sẽ do riêng tổ chức lập kế hoạch lấy ý kiến.
- Đối với cơ quan lập quy hoạch vùng, tỉnh sẽ phải lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của các tỉnh thuộc vùng quy hoạch.
Quy trình lập quy hoạch
Ngoài những lưu ý trên, vấn đề bạn cần lưu ý trong bộ luật quy hoạch đô thị mới nhất là quy trình lập quy hoạch.
Đầu tiên đánh giá thực trạng, cơ quan tổ chức liên quan đề xuất ý kiến, xây dựng mục tiêu quy hoạch, hoàn thiện nội dung quy hoạch, tiếp nhận giải trình ý kiến, hoàn thiện tiếp luật quy hoạch, tiếp thu giải trình luật quy hoạch.
Trên đây là các thông tin về luật quy hoạch đô thị mới nhất cũng như những điều chỉnh thay đổi cần nắm được. Hy vọng thông tin trên đây hữu ích cho bạn.